7 BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XÂY NHÀ

Người xưa có câu: “An cư lạc nghiệp” để khẳng định sự quan trọng của ngôi nhà trong cuộc đời mỗi con người. Xây nhà là một trong những việc lớn của đời người nên gia chủ cần chuẩn bị kỹ những điều cơ bản sau trước khi xây nhà để có được ngôi nhà ưng ý nhất.

 

1. Xác định công năng sử dụng của ngôi nhà

✔ Nhà để ở

✔ Nhà kết hợp ở và kinh doanh

✔ Nhà để kinh doanh

✔ Nhà cho thuê hoặc kết hợp vừa ở vừa cho thuê


2. Xác định nhu cầu gia đình

Lập danh sách các thành viên trong gia đình: gồm cả những thành viên dự tính trong tương lai như con/cháu tương lai; người thân; người giúp việc;…


20170602150340-xay-nha-1

 

Nhu cầu không gian sinh hoạt: xác định rõ các phòng chức năng (số lượng, diện tích, vị trí)

capture-5e674ed64ed39.PNG
 

3. Xác định quy mô ngôi nhà

- Xác định quy mô nhà nước cho phép xây dựng: để tiến hành thiết kế đúng theo quy định pháp luật, và thuận lợi trong công tác xin phép xây dựng và hoàn công sau này.

- Xác định quy mô và tổng diện tích xây dựng: dựa vào công năng sử dụng của ngôi nhà và nhu cầu của gia đình.
 

4. Dự trù kinh phí

20170602150340-xay-nha-2 

- Tìm hiểu đơn giá bình quân trên thị trường: tham khảo nhiều đơn vị khác nhau để nắm bắt được đơn giá sơ bộ.

- Ước tính chi phí chuẩn bị: chi phí khảo sát địa chất (nếu nhà cao hơn 5 tầng hoặc khu vực đất yếu như quận 2, Nhà Bè,…), chi phí thiết kế, chi phí xin phép xây dựng, chi phí ở tạm trong thời gian xây nhà.
- Xây dựng phần thô: có thể ước tính chi phí theo m2 xây dựng (đơn giá * tổng diện tích xây dựng).

- Phần hoàn thiện: có thể ước tình theo m2 xây dựng. Tuy nhiên, chi phí phụ thuộc vào chất lượng các loại vật liêu/ vật tư hoàn thiện (bình dân hay cao cấp)

- Chi phí dự phòng: Khoản chi phí này rất cần thiết vì trong công tác xây dựng luôn có phần phát sinh trong quá trình thi công.

 

5. Lựa chọn đơn vị thiết kế - làm việc với kiến trúc sư


10-ly-do-ban-nen-lua-chon-nghe-kien-truc-su

- Lựa chọn đơn vị thiết kế: Tùy theo khả năng tài chính, phong cách của gia đình dựa trên các thông tin tham khảo, so sánh về các đơn vị thiết kế mà gia đình đưa ra lựa chọn phù hợp.

- Vấn đề phong thủy: nếu cần, gia đình nên tìm hiểu về phong thủy và lập danh mục các yêu cầu phong thủy của mình trước khi gặp gỡ, trao đổi với kiến trúc sư.

- Chọn kiến trúc sư có kinh nghiệm và phong cách thiết kế phù hợp với nhu cầu, ý tưởng, gu thẩm mỹ của gia đình. Để dễ đồng nhất quan điểm và rút ngắn được thời gian thiết kế.

- Trao đổi với kiến trúc sư về tất cả các nhu cầu, ý tưởng, phong cách thiết kế mong muốn của gia đình. Thống nhất phương án thiết kế kiến trúc.

- Lắng nghe và tiếp nhận những lời khuyên từ phía kiến trúc sư để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

- Phối hợp với kiến trúc sư để hoàn thiện bản vẽ (phối cảnh, mặt tiền, điện nước).

 

6. Lập hồ sơ xin phép xây dựng

ban-ve-xin-giay-phep-xay-dung

- Liên hệ Phòng quản lý đô thị hoặc UBND Phường để được hướng dẫn chi tiết.

- Chuẩn bị chi phí xin phép xây dựng

- Chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng

- Thời gian xin phép từ 30 - 45 ngày đối với hồ sơ hợp lệ.

- Lưu ý: Có thể tiến hành song song với thời gian thiết kế kiến trúc. Dự trù thời gian đủ dài cho việc xin phép để kịp ngày khởi công xây dựng.  

 

7. Lựa chọn nhà thầu xây dựng

unnamed

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng qua tiêu chí kinh nghiệm thi công:

+ Về năng lực, kinh nghiệm: có thể dựa theo thời gian thành lập công ty của nhà thầu đó, số lượng công trình đã thực hiện.

+ Chuyên môn hóa của nhà thầu: Mỗi công ty có thế mạnh riêng, như nhà thầu xây dựng nhà ở thì chuyên thi công nhà phố, biệt thự, còn nhà thầu khác lại chuyên về thi công showroom, văn phòng, trang trí nội thất,….

+ Dựa trên giải pháp kỹ thuật, phương thức thực hiện của nhà thầu đưa ra.

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng qua tiêu chí Pháp lý của nhà thầu

+ Nên tìm hiểu nhà thầu này là pháp nhân (công ty hoặc doanh nghiệp) hay cá nhân (cai thợ tay ngang đi mượn dấu pháp nhân).

+ Nên ưu tiên chọn nhà thầu là các pháp nhân để tránh các rắc rối pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thi công.

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng qua tiêu chí giá cả thi công:

+ Trước khi Bạn so sánh giá cả đắt rẻ của các nhà thầu cùng báo giá theo đơn giá m2/ diện tích xây dựng. Bạn hãy tìm hiểu kỹ cách tính diện tích như thế nào, tổng số tiền của hợp đồng là bao nhiêu, nội dung từng hạng mục công việc thực hiện như thế nào, chất lượng công việc ra sao.

+ Ngoài ra, còn dựa trên danh mục, chủng loại, giá cả vật tư mà nhà thầu đưa ra để so sánh.

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng qua tiêu chí độ tin cậy của nhà thầu:

+ Đây là cách bạn nhờ người thân, bạn bè giới thiệu nhà thầu đã xây dựng nhà của họ, đã được kiểm chứng qua thực tế công trường, độ tịn cậy từ người thân bạn bè

+ Bạn xem xét nhà thầu ký kết hợp đồng với khách hàng sau đó có bán lại cho đội thi công hoặc nhà thầu khác hay không (thuật ngữ này gọi là: “khoán trắng”)